Cập nhật những thông tin mới nhất về cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Đời sống ngày càng phát triển cũng là lúc đời sống con người được cải thiện, ngày một tiện lợi hơn. “Chìa khóa” hàng đầu của một cuộc sống phát triển chính là chú trọng đến yếu tố kết nối. Để làm được điều đó, nhiều hạng mục giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng. Các tuyến cao tốc liên tục được triển khai, tạo nên một mạng lưới giao thông tiện lợi, rút ngắn quá trình di chuyển liên tỉnh. Một trong số đó không thể không nhắc đến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Vậy ngay bây giờ, hãy cùng 360 Bất động sản cập nhật những thông tin mới nhất về dự án này nhé!

Những thông tin cơ bản về cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Những thông tin cơ bản về cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Những thông tin cơ bản về cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú thuộc dự án lớn là tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Tuyến cao tốc này có tổng chiều dài 200km, được chia thành 3 giai đoạn đầu tư và có giai đoạn đầu chính là tuyến Dầu Giây – Tân Phú (60.1km) do Bộ Giao thông vận tải phụ trách. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được ủy quyền 2 đoạn từ Tân Phú – Bảo Lộc Bảo Lộc – Liên Phương với tổng 140km. 

Được biết, tuyến cao tốc này đóng vai trò cầu nối giúp liên kết Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Với sứ mệnh to lớn này, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nói chung và phân đoạn Dầu Giây – Tân Phú nói riêng sẽ góp phần kết nối tuyến giao thông trên bộ, mở ra những tiềm năng phát triển cả về du lịch, kinh tế cho mạng lưới Nha Trang – Đà Lạt – thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Novaworld Đà Lạt Lâm Đồng

Tổng mức đầu tư hơn 8300 tỷ đồng cho giai đoạn 1 cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Phương thức triển khai xây dựng dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Qua công văn mang số hiệu 3627/VPCP – CN của Văn phòng Chính phủ gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chỉ đạo đầu tư dự án Dầu Giây – Tân Phú theo hướng PPP (Public – Private Partnership: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư). 

Tổng mức đầu tư hơn 8300 tỷ đồng cho giai đoạn 1 cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Tổng mức đầu tư hơn 8300 tỷ đồng cho giai đoạn 1 cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. 

Phương pháp này vốn đã được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị từ trước thông qua Tờ trình số 4393/TTr-BGTVT ngày 6/5/2022. 

Chi tiết dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Để có thể thực hiện đầu tư và triển khai xây dựng dự án Dầu Giây – Tân Phú một cách hiệu quả nhất, Phó Thủ tướng đã giao cho Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án do Bộ Giao thông vận tải trình và báo cáo trước đó. 

Với 60.1km, dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú, kéo dài từ dấu mốc Km 0+000, giao Quốc lộ 1 tại khoảng Km 1829 + 500. Đây cũng chính là điểm kết thúc của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại khu vực Xuân Thành, Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 

Điểm cuối cùng của giai đoạn 1 sẽ là tại Km 60 + 100 hay còn biết đến qua nút giao Quốc lộ 20 thuộc  thị trấn Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đây cũng chính là điểm nối với giai đoạn 2 của dự án là đoạn Tân Phú  – Bảo Lộc.

Theo dự kiến cùng với kế hoạch quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021 – 2030, tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sự tiến sẽ có 4 làn xe chạy với tổng chiều rộng là 24.75m. 

Chi tiết dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Chi tiết dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Tuy nhiên, trên cơ sở nhu cầu giao thông, đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông hiện có trong khu vực dự án và khả năng cân đối nguồn lực, đảm bảo hiệu quả đầu tư, Sở Giao thông vận tải đề xuất chuyển hướng đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, lộ giới 17 m và vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Xem thêm: “Cuối năm 2022, sẽ hoàn tất và thông xe 4 tuyến cao tốc Bắc Nam quan trọng”

Chi phí đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Dựa trên các hạng mục cần thi công, tính toán ban đầu xác định tổng mức đầu tư cho dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) sẽ đạt khoảng 8365 tỷ đồng. Trong đó, có 4962 tỷ đồng thuộc về chi phí xây dựng và 1.287 tỷ đồng chi phí cải tạo mặt bằng. 

Để huy động được số vốn cần thiết, Bộ Giao thông vận tải đề xuất nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ​​1.3 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư BOT dự kiến là 7065.651 đồng. 

Ở giai đoạn thu hồi vốn, Bộ đề xuất thu phí dịch vụ trong 20 năm 3 tháng với mức giá 1700 đồng/CPU/km, dự kiến tăng lên 3.400 đồng/CPU /km vào năm 2042.

Nếu được chấp thuận, dự án sẽ được chuẩn bị đầu tư trong năm 2021 – 2022, đấu thầu trong 2022 – 2023, giải phóng mặt bằng và tái định cư từ 2022 – 2023 và chính thức khởi công vào giai đoạn 2023 – 2025.

Chi phí đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Chi phí đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

 

Vậy là thông tin về giai đoạn 1 cao tốc Dầu GIây – Tân Phú được 360 Bất động sản cập nhật đã kết thúc tại đây. Sau khi hoàn thành, dự án này chắc chắn sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội hơn cho tỉnh Đồng Nai nói riêng và rộng hơn là toàn vùng kinh tế phía Nam. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi thông qua website 360batdongsan.vn thời gian tới để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích. 

Đánh giá bài viết

LIÊN HỆ TƯ VẤN

.
.
.
.