Những năm trở lại đây, các vấn đề xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả người dân lẫn các cấp lãnh đạo. Một trong số đó, nhà ở là một trong những vấn đề được đặt ra nhiều nhất. Hiện nay, các dự án bất động sản mọc lên như nấm song giá thành cũng leo thang theo đã khiến cho sự mất cân đối, khiến cho các đối tượng thu nhập trung bình – trung bình thấp khó khăn trong việc tìm kiếm một mái ấm phù hợp. Hiểu được mối bận tâm đó, ngày càng nhiều chủ đầu tư như Vingroup, Him Lam, Bitexco… hướng dần về các dự án nhà ở xã hội. Liệu đây có phải xu thế mới trong ngành đầu tư bất động sản hay không? Hãy cùng 360 Bất Động Sản tìm hiểu ngay với bài viết ngày hôm nay nhé!
Nhà ở xã hội là gì?
Trước khi tiếp tục tìm hiểu, chúng ta cần phải hiểu rõ nhà ở xã hội là gì. Khác với hình thức nhà ở thương mại, nhà ở xã hội là loại hình được sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho những đối tượng khác nhau.
Cụ thể, những đối tượng này sẽ được hưởng mức giá thành ưu đãi hơn so với các loại hình nhà khác. Các điều kiện đã được cập nhật đầy đủ tại Luật nhà ở cập nhật mới nhất vào 11/1/2022.
Nhìn vào thực tế ngành bất động sản hiện nay, không khó để nhận ra phân khúc cao cấp, trung cấp “chiếm sóng” hầu hết những dự án đang được triển khai.
Trong khi đó, thực trạng nhà ở xã hội gần như “tuyệt chủng” tại các thành phố lớn và có dấu hiệu sụt giảm nhanh chóng ngay cả các khu vực ngoại ô lân cận. Điều này làm sự khó khăn trong việc an cử của bộ phận thu nhập thấp – trung bình lại càng sâu sắc hơn.
Không chỉ là vấn đề kinh tế mà điều này còn ảnh hưởng tới mặt xã hội và tiềm ẩn nguy cơ gây nên những bất ổn rõ nét.
Chủ trương xây dựng nhà ở xã hội đã được phát đi trong rất nhiều năm qua song chỉ đến thời gian gần đây mới được nhận lại phản ứng.
Mới đây, các “ôn lớn” trong ngành bất động sản đã cùng bắt tay tham gia công cuộc đóng góp cho xã hội bằng cách cam kết thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Các “ông lớn” cùng bắt tay thực hiện xây dựng các dự án nhà ở xã hội
“Đại gia” đi xây nhà ở xã hội liệu có phải một chiêu trò?
Nhiều người sẽ có cái nhìn khá tiêu cực rằng liệu các tập đoàn lớn lại tham gia xây dựng nhà ở xã hội sau khi triển khai hàng loạt phân khúc cao cấp liệu có phải chiêu trò cho một ván bài kinh tế hay không. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn.
Không khó để thấy rằng việc tham gia của các “ông lớn” thực sự mang lại nhiều lợi ích. Chuyện xây nhà cho người có thu nhập trung bình – thấp không còn đơn thuần là phát triển dự án của doanh nghiệp mà còn là chuyện của trách nhiệm đối với chốn an cư của một bộ phận lớn người dân trong xã hội.
Cụ thể, hàng loạt những cái tên quen thuộc trong ngành bất động sản như Novaland, Vingroup, Sun Group, Him Lam, Becamex… đã cùng cam kết đồng hành cùng Chính phủ để thực hiện đề án xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội cho tới năm 2030.
Đây là dấu hiệu đáng mừng mang tới những sắc màu mới cho bức tranh bất động sản cũng như những người dân Việt Nam. Việc có sự góp mặt của những cái tên uy tín, quen thuộc cũng là lời khẳng định về mối quan tâm và chất lượng của đề án.
Xem thêm: Novaworld Đà Lạt Lâm Đồng
Tại “Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp” vào ngày 1/8 vừa qua, đại diện từ các đơn vị đầu tư đã có rất nhiều ý kiến đóng góp nhằm hướng tới một chương trình hợp tác với hiệu quả tốt nhất. Các kết quả tích cực có thể kể đến:
- Tập đoàn Vingroup: Phấn đấu đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội 5 năm tới.
- Tập đoàn Novaland: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại các tỉnh thành phía Nam và trọng tâm là thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập đoàn Him Lam: Đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
- Tập đoàn Sun Group và Tập đoàn Bitexco cũng đều sẵn sàng tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.
Một số ý kiến của các “ông lớn” với đề án nhà ở xã hội của Chính phủ
Bên cạnh việc nhận nhiệm vụ, các đơn vị cũng có 1 số ý kiến đóng góp được tổng hợp như sau:
- Ông Vũ Quang Hội – Chủ tịch Tập đoàn Bitexco: Cần xem xét mở rộng đối tượng để xây các khu nhà cao cấp hơn, để các chuyên gia có thể thuê dài hạn hoặc thuê – mua phục vụ cho nền kinh tế hướng tới tri thức cao bên cạnh công nhân viên thông thường.
- Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Tập đoàn Him Lam: Nên quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung, có quy hoạch riêng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng như các đối tượng làm việc trong khu công nghiệp.
- Ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group: Kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi.
Đây là tín hiệu cho sự hồi sinh của các dự án nhà ở xã hội, hứa hẹn sự bứt phá cả về chất lượng và quy mô dự án. Được biết, nhu cầu tiêu thụ ở phân khúc này là rất lớn song việc xây dựng gặp nhiều khó khăn trong khâu cân đối giữ thu chi và việc quay vòng vốn.
Hy vọng với sự tham gia của các ông lớn, đề án sẽ được thực hiện nhanh chóng và trôi chảy nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của người dân.
Xem thêm: Tín hiệu tích cực từ thị trường căn hộ ven biển Vũng Tàu, Phú Quốc
LIÊN HỆ TƯ VẤN
Cảm ơn Quý Khách Đã gửi thông tin.