Cháy chung cư 33 tầng chìm trong “biển lửa” hơn nửa ngày nhưng không ai t:Һiệt mạ.п.g: Nhờ vào khu vực đặc biệt này!

Sau nhiều vụ cháy, hỏa hoạn thương tâm, để lại hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cả về người và của, bên cạnh công tác cứu nạn cứu hộ, hệ thống thoát hiểm của các công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng luôn trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Thực tế ghi nhận, những công trình có hệ thống thoát hiểm tốt, có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại về người khi xảy ra sự cố. Vụ việc xảy ra tại thành phố Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc là một ví dụ điển hình.

Cụ thể theo tờ Korea Times, tòa nhà chung cư phức hợp cả trung tâm thương mại có tên Samwhan Art-Nouveau bất ngờ bốc cháy vào khoảng hơn 23 giờ (giờ địa phương). Khi đó, tòa nhà có tổng cộng 33 tầng, cao 102m, từ tầng 1 đến tầng 3 là trung tâm thương mại, còn từ tầng 4 trở lên là khu căn hộ với 127 hộ dân cư trú.

Các nhà chức trách Hàn Quốc cho hay, ngọn lửa được cho là bùng lên từ tầng 12 của tòa nhà, sau đó nhanh chóng lan rộng lên càng tầng phía trên. “Ngọn lửa đột nhiên bùng phát. Các cửa sổ vỡ vụn, phòng khách và phòng ngủ của tôi bỗng sáng bừng lên”, một nhân chứng kể lại.

Hình ảnh ngọn lửa bao trùm tòa nhà 33 tầng vào đêm ngày 8/10/2020 (Ảnh Ulsanpress.net)

Những video quay từ hiện trường cho thấy ngọn lửa bốc cao lên đến đỉnh tòa nhà khi những tấm bê tông lớn rơi xuống đường bên dưới và khói bốc lên ngùn ngụt giữa đêm. Tờ Chosun.com cũng tường thuật thêm, gió mạnh vào thời điểm đó còn làm ngọn lửa lan sang trung tâm mua sắm bên cạnh, tuy nhiên nó đã bị dập tắt nhanh chóng.

Ngay sau khi vụ việc được thông báo, lực lượng chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã nhanh chóng được điều động tới hiện trường. Đại diện Sở cứu hỏa thành phố Ulsan cho biết hơn 1.000 nhân viên đã được triển khai, bao gồm 930 lính cứu hỏa, 75 người ứng cứu khẩn cấp khác cùng các xe, trực thăng cứu nạn.

Dù tình hình đám cháy được cập nhật vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra. Gần 16 giờ đồng hồ sau, tức vào khoảng 14h50 ngày 9/10, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Sở cứu hỏa thành phố Ulsan và Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc nói với phóng viên hãng tin CNN rằng, không có nạn nhân tử vong, hơn 100 người được giải cứu trong đó có 91 người phải nhập viện kiểm tra, theo dõi sức khỏe. Hầu hết mọi người chỉ bị thương nhẹ, trầy xước hoặc hít phải khói độc.

Hình ảnh tòa nhà sau khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn vào khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau (Ảnh Ulsanpress.net, Safetime.kr)
Hình ảnh tòa nhà sau khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn vào khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau (Ảnh Ulsanpress.net, Safetime.kr)

 

Khu vực “kỳ diệu” cứu sống các nạn nhân trong đám cháy

Truyền thông Hàn Quốc đua tin, sở dĩ không có nạn nhân tử vong hoặc bị thương nặng dù xảy ra đám cháy lớn như vậy là do người dân đã được sơ tán nhanh chóng tới các khu vực đặc biệt, mang tên tầng lánh nạn hay còn được gọi là Fire Emergency Holding Area.
Hơn 100 người đã được sơ tán tới 2 tầng lánh nạn trong tòa nhà ở tầng 15 và tầng 28, ngoài ra là khu vực sân thượng phía trên các tầng trung tâm thương mại. Chính vì vậy họ đã không bị ảnh hưởng nhiều bởi ngọn lửa, luồng khói và được giải cứu thành công bởi các trực thăng cứu hộ.

Khu vực sơ tán, lánh nạn ở tầng 15 của tòa nhà (Ảnh FPN)
Khu vực sân thượng phía trên các tầng trung tâm thương mại (Ảnh Money Today)

Trên thực tế, không gian lánh nạn hay tầng lánh nạn là một trong những yếu tố cần thiết trong các tòa nhà cao tầng tại Hàn Quốc hay một số quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, quy định về việc này được ban hành từ năm 2006 tại Hàn Quốc, các tòa chung cư cần lắp đặt không gian lánh nạn, sơ tán riêng riêng, phục vụ trong trường hợp xảy ra sự cố như hỏa hoạn bất ngờ.

 

Quy định xây dựng tầng lánh nạn trong xây dựng tòa nhà căn hộ chung cư cao tầng

Cụ thể, tầng lánh nạn là vô cùng cần thiết đối với một tòa nhà cao tầng có độ cao từ khoảng 100m trở lên. Đây là sẽ là 1 tầng riêng biệt, không cho phép bố trí căn hộ hoặc một phần căn hộ, văn phòng hay các cửa hàng kinh doanh.

Các tầng lánh nạn trong một tòa nhà cũng không được cách nhau quá 20 tầng. Ví dụ một tòa nhà 25 tầng sẽ cần có tối thiểu 1 tầng lánh nạn, tòa nhà 40 tầng sẽ cần tối thiểu 2 tầng lánh nạn… Như tòa nhà Samwhan Art-Nouveau trong vụ cháy nhắc bên trên có 33 tầng, nhưng có tới 2 tầng lánh nạn.

Một số quốc gia trên thế giới quy định các tòa nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, tại tầng này không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ (Ảnh minh họa)

Tại tầng lánh nạn sẽ được bố trí một hoặc nhiều gian lánh nạn. Các gian lánh nạn này diện tích cũng được quy định cụ thể sao cho phù hợp với số người đang lưu trú tại tòa nhà. Bên trong gian đa phần là mặt bằng trống trơn, có thể được trang bị thêm một số thiết bị hỗ trợ PCCC như bình chữa cháy, bộ búa rìu, mặt nạ chống khói, họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chiếu sáng sự cố, điện thoại liên lạc với bên ngoài, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn…

Ở Việt Nam hiện nay, một số chung cư cũng đã có các gian lánh nạn riêng biệt, phục vụ cho công tác PCCC.

 

Xem thêm: Danh sách những căn hộ chung cư tại TP.Vũng Tàu có bố trí tầng lánh nạn

Những vật dụng sẽ có bên trong tầng, gian lánh nạn (Ảnh minh họa)

 

Mỗi khi xảy ra sự cố, hỏa hoạn, người dân cũng có thể áp dụng thêm các kỹ năng thoát hiểm để bảo vệ bản thân tốt hơn, an toàn hơn. Đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là hạn chế tối đa việc hít phải khói độc. Theo phân tích từ các chuyên gia, các nạn nhân trong một đám cháy thường không qua khỏi do hít phải khói độc nhiều hơn là do ngọn lửa.

Chính vì vậy, hãy cố gắng duy trì oxy, duy trì hơi thở của bản thân. Nếu cần băng qua ngọn lửa, hãy dùng một chiếc chăn bông, choàng lên người, dùng khăn ẩm để phủ lên đầu, đồng thời che kín mũi, thấm vải ẩm lên mắt để băng qua ngọn lửa. Những vật dụng trên sẽ tạm thời bảo vệ người dân khỏi độ nóng và khói từ ngọn lửa. Xuyên suốt quá trình di chuyển, hãy đi khom hoặc bò ở vị trí thấp, gần mặt đất để hạn chế tối đa tình trạng hít phải khói dẫn đến ngạt khói và ngất đi.

Trong thời gian đợi lực lượng cứu hộ, hãy tiếp tục sử dụng những chiếc khăn, tấm vải ướt, có nước để che mũi và thấm lên mắt. Việc làm này sẽ giúp kéo dài sức chịu đựng của người dân.

Mỗi hộ gia đình cũng có thể tự chuẩn bị các phương tiện, thiết bị PCCC ngay tại nhà như hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, thang dây, dây thoát hiểm, búa kháng lực…. Áp dụng được các kỹ năng và công cụ PCCC, sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ bản thân cũng như gia đình an toàn hơn khi xảy ra hỏa hoạn.

Đánh giá bài viết
Tags:

LIÊN HỆ TƯ VẤN

.
.
.
.