Việt Nam là nước duy nhất có GDP tăng trưởng dương trong bối cảnh kinh tế thế giới suy yếu
Việt Nam đang dần trở thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc
Việt Nam trở thành đất nước đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế lớn mạnh nhất Đông Nam Á, và là điểm sáng thu hút đầu tư trên thế giới
Đó là những gì thế giới đang bàn luận sôi nổi về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022.
Báo chí Trung Quốc quan tâm đặc biệt tới làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc về Việt Nam.
Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời cảnh báo của giáo sư Đường Kiệt – nguyên phó thị trưởng Thâm Quyến về kinh tế xuất khẩu của Thâm Quyến bị Việt Nam vượt mặt.
Bà Vương Đan – nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Hang Seng cũng cùng quan điểm trên.
Qua đó thể hiện nguy cơ Việt Nam là mối đe doạ lớn nhất về kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc.
Không những là các nhà đầu tư nước ngoài, các thương hiệu trong nước của Trung Quốc cũng có xu hướng dịch chuyển về Việt Nam để đa dạng hoá và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh kinh tế phức tạp ( thương hiệu thiết bị điện tử toàn cầu Xiaomi công bố sẽ cho ra nhiều thiết bị Made in Viet Nam trong năm 2022 )
Tập đoàn Compal của Đài Loan cũng có kế hoạch thành lập nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam.
Thương hiệu toàn cầu – Google cũng được cho là cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất dòng điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam sau năm 2023.
Theo ông Alain Cany – Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu cho biết: “Việt Nam đang là 1 trong những nước dẫn đầu về phần mềm chỉ sau Ấn Độ, tôi tin rằng Việt Nam với chính sách minh bạch và nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam sẽ trở thành đất nước thành công lớn trong nền phát triển kinh tế số, và nó sẽ là động lực hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam.
Theo bà Delphine Roussselet, vị trí chiến lược của Việt Nam có thể di chuyển đến các nước trong Đông Nam Á, cũng như xuất khẩu hàng hoá giữa các nước trên thế giới. Đây là 1 lợi thế vô cùng lớn. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực dồi dào, giá thành nhân lực hợp lý năng lực cao là điểm thu hút rất lớn đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Trong bối cảnh khó khăn và phức tạp, dịch Covid vẫn đang diễn biến trên thế giới, đồng tiền số mất giá, kinh tế thế giới bất ổn, năng lượng toàn cầu biến động mạnh và đặc biệt là các nên kinh tế lớn hàng đầu thế giới đang suy giảm như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Châu Âu thì con tàu kinh tế của Việt Nam lại đang vững vàng lướt trên những ngọn sóng.
Theo các báo cáo quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất ổng định với những nét chính như: Lạm phát trong tầm kiểm soát, Tốc độ việc làm tăng nhanh, Khôi phục sản xuất phục hồi mạnh mẽ.
Tờ nhật báo tài chính The Bussiness Times ngày 12/7 viết rằng: Việt Nam là ngôi sao của thị trường cạnh biên. Việt Nam là 1 trong những câu chuyện tăng trưởng cơ cấu tốt nhất của kinh tế thế giới đang phát triển.
Tờ báo ANZ ( Asia New Network) cơn bão các đồng tiền mất giá đang tác động đến các nước Đông Nam Á, trong nhóm 6 nước Asia ( Singapore, Malaysia, Indonesia, VietNam, Philiphin) thì chỉ có đồng Việt Nam (vietnamdong) là tăng trưởng hơn 8% so với đồng Đôla , đồng tiền của các nước khác đều bị mất giá (âm)
Công ty nghiên cứu thị trường S&P Global của Mỹ đã báo cáo chỉ số mua hàng PMI của Việt Nam năm 2022 ( chỉ số quan trọng trong đo lượng hoạt động sản xuất) đang đứng vững, chỉ đứng sau Singapore về chỉ số PMI, báo cáo nhận định nửa đầu năm 2022 ngành sản xuất của Việt Nam đang có hiện trạng rất tốt, các nhà máy đã đi qua đại dịch và làm chủ được sản xuất với nhịp độ vững vàng. Bên cạnh đó, chỉ số PMI cũng thể hiện chỉ số việc làm tại Việt Nam cũng tăng mạnh trong 3,5 năm gần đây.
Không những là các ngành sản xuất, các tập đoàn đa ngành từ các nền kinh tế phát triển trên thế giới cũng đang triển khai nhiều kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.
Mới đây nhất, tập đoàn đa ngành Tokyu Group – tập đoàn phát triển vận tải, sản xuất và bất động sản lần đầu tiên đầu tư 1 dự án bất động sản du lịch tại Việt Nam, khởi đầu cho chiến lược phát triển đô thị bất động sản quy mô lớn tại Việt Nam.
Theo báo cáo của ngân hàng Standard Chartered giữa năm 2022, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam có thể diễn ra mạnh mẽ hơn nữa vào cuối năm 2022, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa mạnh trở lại sau 2 năm đóng cửa; lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát. Standard Chartered cho hay, ngân hàng nhà nước Việt Nam đang có nhiều giải pháp kiếm soát hiệu quả trong bối cảnh địa chính trị còn tiếp diễn nhiều rủi ro, tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách linh hoạt để tiếp cận các giải pháp hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp.
Việt Nam đang là 1 ngôi sao sáng , ngày càng nổi lên như 1 hình mẫu về sự năng động, thích ứng linh hoạt tích cực đóng góp cho khu vực và cộng đồng quốc tế. Vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á ngày càng thế hiện giá trị nổi bật hơn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
Cảm ơn Quý Khách Đã gửi thông tin.