Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi với nhiều nội dung mới 

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều nội dung mới.

Sáng 18-1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu tán thành, quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều nội dung mới, đặc biệt có lợi cho sự phục hồi của ngành Bất động sản trong nước.

Theo đó, luật đất đai sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Cùng với đó, Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2024. Luật đất đai sửa đổi cũng được bổ sung nhiều quy định chuyển tiếp đáng chú ý.

thông qua luật đất đai sửa đổi
Quốc hội thông qua luật đất đai sửa đổi

Luật Đất đai là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Đồng thời, bộ luật này cũng giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai và có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật.

Về cơ bản, Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua sẽ gồm 16 chương, 260 điều, tăng thêm 2 chương so với Luật Đất đai năm 2013 (bổ sung thêm 1 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương). Trong đó sửa đổi, bổ sung 180 điều, bổ sung mới 78, bỏ 30 Điều (do gộp 13 điều; bỏ 13 điều và tách 4 điều).

Như vậy, Luật Đất đai đã được hoàn thiện, tiếp thu ý kiến góp ý của trên 12 triệu lượt ý kiến của người dân, cử tri cả nước. Với 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều đã thể chế đúng chủ trương của Đảng. Với luật luật đất đai sửa đổi đã tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai nhiều năm qua.

thông qua luật đất đai sửa đổi
Kết quả biểu quyết tán thành thông qua luật đất đai sửa đổi

Nhiều điểm nổi bật đáng chú ý trong Luật Đất đai (sửa đổi)

Điểm mới đáng quan tâm đầu tiên của Luật Đất đai sửa đổi là về thu hồi, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Theo đó, Luật đã quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cụ thể, các dự án mà Nhà nước thu hồi trong trường hợp này bao gồm các dự án: Xây dựng công trình công cộng; xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp. Cùng với đó là các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như: nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách cũng đã được Luật quy định rõ ràng…. với 31 trường hợp cụ thể Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã cơ bản bao quát.

Bên cạnh đó, điểm mới khác của Luật là bổ sung các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng với nhiều điểm mới. Nhằm bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương.

Các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của người dân ở các giai đoạn, đảm bảo nguyên tắc người có đất bị thu hồi được bồi thường, tái định cư trước khi thu hồi đất….

Điểm mới đáng chú ý tiếp theo là về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Luật Đất đai sửa đổi này đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá đấu thầu và các trường hợp phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, quy định cụ thể các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18 của Trung ương.

Luật quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, Luật đã phân cấp toàn bộ thẩm quyền chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và có thẩm quyền quản lý.

Luật Đất đai sửa đổi cũng quy định rõ về quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, với cá nhân, các hộ gia đình đang sử dụng đất mà có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà không căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

Đánh giá bài viết

LIÊN HỆ TƯ VẤN

.
.
.
.