Đánh giá về tác động của những quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Thuân – Tổng giám đốc FiinRatings đưa ra một vài nhận định.
Nhiều quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (5/3/2023).
Thứ nhất, cho phép doanh nghiệp thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác. Cụ thể, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng tiền đồng Việt Nam, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán bằng tài sản khác.
Tuy nhiên, quy định này dựa trên 3 nguyên tác (1) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. (2) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. (3) Doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Thứ ba, hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành và yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến 31/12/2023.
Những quy định mới có tác động ra sao?
Đánh giá về tác động của những quy định mới trên, ông Nguyễn Quang Thuân – Tổng giám đốc FiinRatings đưa ra một vài nhận định.
Thứ nhất, về quy định thanh toán nợ trái phiếu bằng tài sản khác, ví dụ tài sản là bất động sản nếu được nhà đầu tư chấp nhận. Thực tế, phương án này đã được một số chủ đầu tư thực hiện trước đó. Song quy định này cũng manh tính chất hợp thức hoá và làm cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn việc xử lý nợ xấu TPDN.
Thứ hai, doanh nghiệp được đàm phán kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa 2 năm. Đây cũng là giải pháp tốt, song chỉ thực sự phát huy hiệu quả tối đa khi có một quy định chuyên ngành rõ ràng.
Theo đó, chuyển nợ xấu về tương lai là cách làm hợp lý với ngành ngân hàng đã làm, song với TPDN được sở hữu bởi NĐT cá nhân thì có lẽ cần thêm cơ chế hướng dẫn và giám sát. Điều này tránh đưa NĐT vào thế khó dài hơn mà lại vẫn không thu được gì.
Thứ ba, tạm ngưng định nghĩa NĐT cá nhân chuyên nghiệp và ngưng yêu cầu xếp hạng tín nhiệm đến 31/12/2023.
Với việc ngưng hiệu lực thi hành điều khoản này đến cuối năm nay, ông Thuân cảm thấy khá đáng tiếc vì đây là yếu tố góp phần minh bạch thông tin cho thị trường và khôi phục niềm tin để quay trở lại. FiinRatings vẫn duy trì xếp hạng tín nhiệm vì yêu cầu của NĐT tổ chức và sự chủ động minh bạch của một số doanh nghiệp.
Đặc biệt, quy định này cũng tác động tích cực nếu trái phiếu phát hành có chất lượng hơn và minh bạch hơn để giúp NĐT cá nhân quay lại.
Ông Thuân cũng kỳ vọng một số NĐT cá nhân “ít” tiền chứng khoán (<2 tỷ) nhưng nhiều tiền tiết kiệm có thể tham gia trở lại. Tuy nhiên, bài toán cần tính là lãi suất trái phiếu phải đủ cao cho phần bù rủi ro hấp dẫn hơn lãi suất tiết kiệm hiện nay. Trước mắt, quy định này cũng hỗ trợ cho NĐT chưa đáp ứng yêu cầu mới kéo dài 2 năm TPDN hiện nay.
Cuối cùng là sửa thời gian quy định về từng đợt phân phối trái phiếu có tác động tích cực cho việc thực tế phát hành nhằm tăng tỷ lệ thành công vì có nhiều thời gian để thu xếp vốn hơn.
Theo ông Thuân, những quy định này sẽ giảm bớt phần nào áp lực cho thị trường TPDN thời gian tới. Dù vậy, để gỡ bỏ hoàn toàn nút thắt thì vẫn cần thêm nhiều giải pháp.
Cụ thể, Giám đốc FiinRatings kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ triển khai không hạ nhóm nợ đối với TPDN do ngân hàng cấp tín dụng nữa thì cũng sẽ là điều tích cực cho vấn đề TPDN và tín dụng BĐS.
Bên cạnh đó, ông Thuân cũng kỳ vọng pháp lý dự án được tháo gỡ để thuận lợi cho ngân hàng tái tài trợ, tái cơ cấu / kéo dài 2 năm như trên, huy động mới/ phát hành TPDN trở lại, chuyển nhượng, M&A … để khối lượng 400 nghìn tỷ TPDN BĐS được “hạ cánh mềm”.
Điều này hạn chế tác động chéo thêm đến ngành ngân hàng và thị trường tài chính – chứng khoán và có thể đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2023 và 2024.
“Đây cũng là một trong những thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy nhiên, để giải quyết được triệt để vấn đề trái phiếu cần thêm những giải pháp như trên, đặc biệt là sự đồng điệu từ phía Ngân hàng Nhà nước”, ông Thuân nhấn mạnh.
Nguồn:Hạ Anh
Nhịp sống thị trườn
LIÊN HỆ TƯ VẤN
Cảm ơn Quý Khách Đã gửi thông tin.