Kéo dài tuyến metro số 1 tới Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

Kéo dài tuyến metro số 1 tới Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu để tăng cường mạng lưới giao thông kết nối vùng. Tổng chi phí cho phương án lên tới 86.000 tỷ đồng. 

Quy hoạch kéo dài các tuyến metro TP.HCM đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là định hướng giao thông quan trọng của vùng. Mục đích là để kết nối giao thông của các khu vực phát triển kinh tế và thuận tiện cho người dân di chuyển.

Kéo dài tuyến metro TP.HCM đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo kế hoạch quy hoạch Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống giao thông đặc biệt được quan tâm để phát triển kinh tế và liên kết vùng. Trong đó, thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký kết phê duyệt quy hoạch để xây dựng các tuyến metro TP. HCM và kéo dài đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Khi có điều kiện thích hợp, tuyến metro sẽ tiếp tục kéo dài đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kéo dài metro từ TP. HCM và đến tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu

Mục đích là để đẩy mạnh kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, tạo cơ sở hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế. Từ đó góp phần nâng cao vai trò vận tải đường sắt, đường thủy nội địa.

Các nhà đầu tư hiện đang tích cực triển khai các tuyến metro tại TP. HCM. Đặc biệt, tuyến metro số 1 đang trong giai đoạn chạy đua và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM với tổng chiều dài lên đến gần 20km.

Ngoài ra, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đang có nguyện vọng kéo dài tuyến metro số 1. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đề nghị với Sở Giao thông Vận tải  tỉnh Bình Dương, Đồng Nai phối hợp phương án đầu tư mở rộng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nối liền tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Đầu tư 86.000 tỷ đồng cho phương án dài tuyến metro số 1

Tổng vốn đầu tư cho quy hoạch này dự kiến là hơn 3,6 tỷ USD. Cụ thể, đoạn 1 sẽ có chi phí là 125,95 triệu USD; đoạn 2 lên tới 2,19 tỷ USD và đoạn 3 là 1,33 tỷ USD. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thực hiện dự án. Trong đó, TP. HCM sẽ phụ trách đoạn 1, tỉnh Bình Dương phụ trách đoạn 2 và tỉnh Đồng Nai phụ trách đoạn 3.

Cầm 86.000 tỷ đồng cho phương án kéo dài tuyến metro số 1 

Tuyến metro số 2 đã khởi công xây dựng gói thầu hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị mặt bằng sạch để khởi công dự án vào năm 2025.

Với các tuyến metro còn lại trên địa bàn TP.HCM, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đang chuẩn bị đầu tư theo một cách thức mới, có nhiều cơ chế đặc thù. Hiện tại, thành phố đang hoàn thiện dự thảo để trình lên Chính Phủ và Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội tại kỳ họp tới.

Như vậy, TP.HCM sẵn sẵn hoàn thành 220km đường sắt đô thị ngay sau khi được Quốc hội thông qua. Theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị, TP.HCM phải hoàn thành 220km đường sắt đô thị với 7 tuyến metro, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường ray đơn (tramway hoặc monorail) từ nay đến năm 2035.

Đánh giá bài viết

LIÊN HỆ TƯ VẤN

.
.
.
.