Phan Thành dính líu gì đến dự án Grand Sentosa của Novaland

Hồi sinh Grand Sentosa – từ dự án Kenton Node Tower sau hơn một thập kỷ ngâm mình trong nắng mưa, phong bạc đứng nhìn thị trường bất động sản leo thang như gắn động cơ phản lực. Thức giấc với 1 cái tên mới “Grand Sentosa” bắt đầu hồi sinh với sự kỳ vọng vẫn lẫy lừng như ngày nào khi được Novaland tiếp bước phát triển dự án. Theo dự kiến, Novaland sẽ đổi tên dự án Kenton Node thành Grand Sentosa và chính thức công bố ra thị trường vào cuối quý I.

 

Sentosa Grand Novaland

 

        

Hiện tất cả những bảng hiệu của dự án cũ đã được tháo dỡ và thay bằng bảng hiệu mới của Nhà phát triển dự án Nova land.

,

Novaland hồi sinh và đánh thức con rồng ngủ quên mang tên Grand Sentosa

Trong vài ngày gần đây, khi đi ngang quan con đường Nguyễn Hữu Thọ hướng về Nhà Bè, có thể dễ dàng nhận ra những biển hiệu cũ của dự án Kenton Node đã được thay thế bằng những bảng hiệu rất quen thuộc – dự án Grand Sentosa của thương hiệu nhà phát triển bất động sản có danh tiếng lớn trên thị trường bất động sản miền Nam – Novaland.

Đáng chú ý hơn, tại buổi lễ khởi động và hợp tác liên kết giữa các lãnh đạo Novaland và chủ đầu tư dự án – công ty Tài Nguyên, còn có sự hiện diện của Phan Thành – ông chủ của chuỗi trung tâm bán lẻ Sài Gòn Square.

Đây không phải là 1 sự hợp tác tình cờ, vì từ năm 2019, chủ đâu tư Tài Nguyên đã bắt đầu kêu gọi sự hợp tác góp vốn của rất nhiều đối tác bên ngoài, trong đó, vào năm 2020 công ty của thiếu gia Phan Thành cũng đã tham gia góp vốn với hơn 20% cổ phần.

Grand sentosa

Đến đầu năm 2021, công ty Tài Nguyên đã trao quyền chủ tịch HĐQT và điều hành cho thiếu gia Phan Thành.

Trong thương vụ thâu tóm lại dự án KenTon Node, sau nhiều vòng đàm phán và thương lượng với Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên, tập đoàn Novaland đã chính thức hợp thức hóa và được phép đổi tên thương mại từ tên gọi cũ là Kenton Note thành Grand Sentosa để làm mới dự án và chính thức cho ra mắt trên thị trường 1 siêu phẩm vào cuối quý I với phân khúc căn hộ hạng sang.

Grand sentosa
Công nhân đang tiến hành thay đổi nhận diện quảng cáo của tất cả hàng rào thành Grand Sentosa Novaland. Ảnh: sưu tầm

Cùng quay lịch sử, dự án Kenton Node trước đây có tên gọi đầu tiên là dự án Kenton Residences, vị trí tọa lạc tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM . Với tổng quy mô là 9,1ha , tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 300 triệu USD. Thuộc CĐT là công ty Tài Nguyên.

Dự án Grand Sentosa trước đây gồm 3 phân khu: Plaza, Sky Villa và Residences với 9 tòa nhà và 1.640 căn hộ. Giai đoạn đầu, dự án sẽ dự kiến bàn giao vào năm 2011.

Ngay từ đầu, dự án định vị là phân khúc cao cấp bậc nhất khu vực phía Nam TP.HCM , Giai đoạn mở bàn đợt 1, ra măt thị trường căn hộ dự án Grand Sentosa trước đây có giá giới thiệu từ 1600USD đến 2250 USD/m2. Tuy nhiên, đến năm 2010 khi giai đoạn 1 dự án Grand Sentosa xây dựng xong phần thô , cất nóc và sắp sửa đi vào hoàn thiện thì bong bóng bất động sản bùng phát, nền kinh tế đi xuống và dần khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng, làm cho sức mua của thị trường gần như không còn. Điều này khiến dự án đã không ra hàng được và bị tạm dừng khi dòng tiền không đổ về để triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2013, thị trường vẫn chưa thể phục hồi và dự án vẫn trong tình trạng đắp mền để chờ cơ hội. Cuối năm 2013, chủ đầu tư của dự án đã đưa ra 1 quyết định là trả lại toàn bộ số tiền mà khách hàng đã thanh toán mua nhà trong giai đoạn 1, và bắt đầu tìm hướng đi mới cho dự án.

Đến cuối tháng 09/2015 thành phố đã chấp nhận phê duyệt điều chỉnh diện tích căn hộ dự án Kenton Residences nay là Grand Sentosa Novaland từ diện tích chủ yếu 125-139 m2 thành từ 47-142m2.

Grand sentosa

Phối cảnh tổng thể dự án Grand Sentosa Kenton Node

Tưởng chừng như đã ngủ đông mãi mãi, một này năng đẹp, dự án Kenton Residences ( Grand Sentosa bây giờ ) trải qua nhiều năm sương gió khi trở thành những khối bê tông khổng lồ xám xịt đứng giữa trời sài Gòn, đến năm 2017 dự án được sự hậu thuẩn  và góp vốn đầu tư từ các ngân hàng như BIDV, Maritimebank , dự án Grand Sentosa lúc này nhường như đã sống lại khi được rót thêm 1.060 tỷ đồng để tiếp tục phát triển dự án này với tên gọi mới vào giai đoạn này là kenton Note

Vào thời điểm đó, dự án Kenton Node đã dược quy hoạch mới và lên kế hoạch đầu tư thêm nhiều hạng mục công trình mới vô cùng đặc sắc hoàng tráng như: Khu bến nhạc nước 500 triệu USD, cụm hotel chuẩn 5 sao, Bệnh viện đa khoa quốc tế… Đáng chú ý, tới tháng 6/2018, dự án Kenton Node được đổi tên thành TNR Kenton Node với sự tham gia hợp tác của “ông lớn” TNR Holdings. Dự án được phát triển bởi công ty TNR holdings – 1 công ty con có sự góp vốn của ngân hàng Maritime Bank – chuyên phát triển các dòng bất động sản nhà ở, công ty TNR holding đã triển khai những kế hoạch kinh doanh mới cho dự án, với sự tham gia của những đơn vị bán hàng F1 hùng mạnh nhất thời bấy giờ như TPI Land, Sao Việt, Khải Hoàn land,…

Tưởng chừng như con rồng sẽ thức giấc và dũng mãnh hơn xưa, Tuy nhiên, chính vì sự tham gia của nhiều “tay chơi” lớn góp vốn như các ngân hàng, việc đàm phán và thỏa thuận tài chính cho 1 dự án triệu đô đã phải gành chồng chất gần chục năm chi phí và lãi suất đã khiến các bên không đi đến sự thống nhất.  Và vào giữa năm 2018, dự án một lần nữa dừng lại “đắp chiếu”.

 

Ngoài dự án Grand Sentosa ra, còn có hàng loạt các dự án khác của công ty Tài Nguyên từng bị ngân hàng “siết nợ”

Giai đoạn thị trường bất động sản phục hồi vào năm 2020, dự án Grand Sentosa bị ngân hàng BIDV siết nợ và rao bán trên các cổng thông tin đấu giá. Tại thời điểm đó, dự án Grand Sentosa vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Tính đến nay, kết quả bán đấu giá khoản nợ của Công ty Tài Nguyên chưa được BIDV công bố.

Cụ thể hơn T4/2020, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên liên quan đến dự án Grand Sentosa. Tạm tính đến ngày 29/3/2020, tổng tài sản bán đấu giá bao gồm nợ gốc và lãi trong thời điểm bán đấu giá là hơn 4.063 tỷ đồng.

Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Grand Sentosa, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP. HCM.

Toàn bộ tài sản trên được đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank (BIDV chiếm 58% giá trị tài sản). Giá trị định giá tài sản là 7.836,7 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hạch toán tại BIDV là 4.545,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có tài sản đảm bảo là các quyền tài sản của các mỏ đá thuộc sở hữu của chủ đầu tư tại xã Hòa Thạch và Phú Mãn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội – cũng được đem ra định giá lần đầu là 885,5 tỷ đồng.

Gần nhất, vào tháng 7/2021, công ty Tài Nguyên cũng bị MSB thu giữ hơn 200 căn biệt thự thuộc dự án PMR Evergreen trên mặt tiền đường Nguyễn Lương Bằng Quận 7 do đơn vị này làm chủ đầu tư. Cụ thể, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã có thông báo xử lý tài sản thế chấp của CTCP Bất động sản Sao Mộc (Công ty Sao Mộc), CTCP Bất động sản Tân Sao Thổ (Công ty Tân Sao Thổ) và Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên (Công ty Tài Nguyên) do không trả nợ đúng hạn theo thoả thuận.

Phối cảnh dự án PMR Evergreen Quận 7

Theo đó, MSB cho biết sẽ thu giữ tổng cộng 202 căn biệt thự là tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay thuộc dự án PMR Evergreen tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh do công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư gồm: 28 căn City Villa và 94 căn Sky Villa giai đoạn 1; 38 căn City Villa và 42 căn Garden Villa giai đoạn 2.

Nguyên nhân là do công ty Tài Nguyên sử dụng các tài sản là 3 quyền sử dụng đất của dự án PMR Evergreen để thế chấp bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ của công ty Sao Mộc và công ty Tân Sao Thổ. Tuy nhiên, hai công ty này lại không trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận. Theo MSB, ngân hàng này đã nhiều lần làm việc với bên vay và công ty Tài Nguyên để các bên tự thu xếp tìm đối tác chuyển nhượng tài sản thế chấp và hoàn trả gốc, lãi đầy đủ cho MSB nhưng công ty Tài Nguyên không thiện chí hợp tác và chưa thống nhất được phương án xử lý nợ.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng , ngân hàng MSB đã ra thông báo tiến hành xử lý các tài sản hình thành từ vốn vay thuộc dự án PMR Evergreen của chủ đầu tư Tài Nguyên ( chủ đầu tư của dự án Grand Sentosa Nhà Bè ) để thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.


Ông Vũ Anh Tâm – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc  công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên

Về công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên được thành lập vào ngày 29/03/1996. Công ty đặt trụ sở chính tại số 10 đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc là ông Vũ Anh Tâm (sinh năm 1959).

Theo tìm hiểu, công ty này có vốn điều lệ 1.950 tỷ đồng với 2 thành viên góp vốn là CTCP Phát triển Bất động sản Tài Nguyên và cá nhân Hoàng Văn Luân. Trong đó, CTCP Phát triển Bất động sản Tài Nguyên – nơi ông Vũ Anh Tâm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – sở hữu 99,82% vốn điều lệ. 

Đáng chú ý, chỉ trong vòng hơn 2 năm, từ tháng 5/2018 đến tháng 9/2020, vốn điều lệ của Công ty Tài Nguyên đã tăng gần 5,6 lần từ 350 tỷ đồng lên 1.950 tỷ đồng. Đồng thời, toàn bộ vốn góp do ông Vũ Anh Tâm sở hữu được sang tên cho CTCP Phát triển Bất động sản Tài Nguyên.

Giai đoạn đầu, công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ sở hạ tầng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, chủ yếu là bê tông, đá xây dựng và đá dăm. Phát triển mạnh, tiềm lực tài chính củng cố, đến năm 2001, công ty bắt đầu tái cấu trúc mô hình sản xuất, kinh doanh và tập trung thêm nguồn tài lực chính vào mô hình đầu tư và kinh doanh bất động sản.

TỔNG QUAN DỰ ÁN CĂN HỘ GRAND SENTOSA NOVALAND

– Chủ đầu tư: Công Ty TNHH Xây Dựng – Sản Xuất – Thương Mại Tài Nguyên (VietNam)
– Vị trí: Số 116A, Đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Phước Kiển, Nhà Bè,  TP. Hồ Chí Minh.

Tổng diện tích dự án: Hơn 10.8ha.
– Tên cũ dự án: Kenton Note
– Tên chính thức: Grand Sentosa Novaland
– Mật độ xây dựng toàn khu: 23%.
– Tổng diện tích phủ xanh: 77%.
– Nhà thầu xây dựng: Contecons.

– Quy mô dự án Grand Sentosa gần 11ha gồm 9 tòa tháp dành cho căn hộ, văn phòng, Office.
+ Tổng số lượng căn : 3000 căn hộ chung cư, 800 hotel – condotel.
+ Diện tích căn hộ: từ 47 m2 – 142 m2.
– Loại hình đầu tư và phát triển Grand Sentosa: Căn hộ chung cư cao cấp, Shophouse thương mại, Khách sạn, Office tel, Condotel Kenton Node, Văn phòng cao cấp, Trung tâm thương mại, Bệnh viện quốc tế Kenton, Trường học quốc tế Kenton, Công viên giải trí đa chức năng, Nhà hát trên không lớn nhất Việt Nam…

– Tiện ích dự án Grand Sentosa: Sở hữu 50 tiện ích nội khu cao cấp và hiện đại như: Nhà hát trên không  mang tầm quốc tế lớn  nhất Việt Nam, Trường Học và Bệnh Viện Quốc Tế Grand Sentosa, Trung tâm thương mại sầm uất, Hồ bơi, Gym, Spa, và đặc biệt là khu vực công viên giải trí như một ốc đảo giữa thành phố..

Grand sentosa

Theo chuyên gia, Grand Sentosa có vị trí đắc địa tại khu Nam Sài Gòn cùng những tiện ích cao cấp, do đó Novaland không phải là doanh nghiệp duy nhất muốn sở hữu dự án này.

Vị này cho rằng, để hồi sinh dự án này, ngoài tiềm lực về tài chính, doanh nghiệp cần phải thay đổi diện tích căn hộ cho phù hợp với nhu cầu thị trường, bởi đa số căn hộ được công ty Tài Nguyên thiết kế với diện tích lớn.

Grand sentosa

Thương vụ Novaland mua lại Grand Sentosa là tín hiệu tích cực, bổ sung thêm nguồn cung nhà ở và bất động sản thương mại, dịch vụ cho thị trường địa ốc phía Nam Sài Gòn trong những năm tới.

 

Đánh giá bài viết

LIÊN HỆ TƯ VẤN

.
.
.
.